TẬP TÍNH BAY LƯỢN CỦA CHIM YẾN

Chim yến là một loài chim có khả năng nhìn rất tuyệt vời, mũi và tai nghe rất thính. Giác quan của nó rất tốt được sử dụng để nhận biết kẻ thù và những nguy hiểm trong môi trường xunh quanh nó. Đa số chim sống theo bầy đàn, cũng có những con chim thích bay đơn lẻ, những con chim đơn lẻ này khó dẫn dụ vào nhà hơn.



Chim có đặc điểm lượn quanh vòng với một đường kính tối thiểu là 4m và khó bẻ quặt đường chim bay khi đổi hướng, tối thiểu cần một khoảng rộng 1.52 - 2.13m nên gian phòng chim ở phải rộng, các đường luồng và khe hang phải có kích thước tối thiểu và cũng chính vì vậy chim ít khi làm tổ ở khu vực giữa phòng.
Ngoài ra trong nhà chim không được làm nhiều cột. Nếu có cột cần phải cách nhau 4m. Trong thực tiễn của nghề nuôi yến, cần tránh việc ép chim thay đổi đường bay, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn y6e1n

Nhiều đàn chim yến sống ở Việt Nam hay bay lượn theo chiều ngược kim đồng hồ hơn là theo chiều ngược lại, vì vậy trong một gian phòng thì chổ làm tổ tập trung đầu tiên là ở góc trái của căn phòng và trên các cạnh cắt ngang đường chim bay

Tổ thường làm thành hàng cách trần độ 2 -5cm, có thể tổ nằm rất sát nhau chỉ cách 1cm và thành 1 hàng dài. Khi hla2m tổ theo hàng dọc ở góc tường tổ phải cách 8 - 10cm. Trường hợp số lượng chim trong phòng khá đông, diện tích để chim làm tổ thiếu, chim sẽ làm thấp xuống dưới, nhưng bao giờ tổ cũng được làm cách sàn 1 - 1.5m. Chổ làm tổ của một cặp chim khá ổn định và chim con thường tập làm tổ xunh quanh chổ làm tổ của chim bố mẹ

Diện tích có khả năng làm tổ rất lớn trong những hang động cao, với bề ngang hẹp khoảng 2m. Chim không chỉ làm 1 - 2 hàng tổ như trong nhà yến mà làm sít nhau hết cả mặt tường và thường hay làm tổ ở mặt tường trái.

Lý do chính là do chim không làm tổ ở những nơi có phân bám, trong khi đó mỗi khi bay ra tổ chúng thường thải phân, số phân này đã văng bám lên tường. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào hướng các tia sáng chiếu vào hang, chim thích thú làm tổ ở những vùng tối hơn, khu vực để chim làm tổ có quan hệ với ánh sáng và gió, thường ở chổ khe khuất ít gió và ánh sáng. Trong các khu vực hang và nhà yến rất cần sự thông thoáng, đối lưu không khí để làm giảm lượng ammonia, nitrate, khí CO2..l.sinh ra từ quá trình trao đổi chất và phân hủy chất thải hữu cơ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến