VẤN ĐỀ BỆNH TẬT CỦA CHIM CON

 Chim con rất hay bị bệnh, đặc biệt ở 10 - 20 ngày tuổi. Tỷ lệ chết ở giai đoạn này rất cao. Vì vậy, cần có biện pháp tăng sức đề kháng của chim và thực hiện chế độ vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình nuôi.
Nhìn chung với một số loài chim khác, chim non có thể nhiễm bệnh E.coli và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. E.coli dễ dàng xâm nhập qua vết thương ở rốn gây viêm túi lòng đỏ. Chết trong vòng 1 tuần tuổi hoặc 2 đến 4 tuần tuổi , trong trường hợp này người ta phòng bệnh là chủ yếu, như vệ sinh máy ấp nở, nhà xưởng, cho uống kháng sinh +B1 ở 1 - 3 ngày tuổi, bôi cồn iod vào rốn...
Những con chim có hiện tượng bị bệnh cần phải cách ly ngay lập tức, có chế độ săn sóc riêng và giữ ấm cho chim. Hiện tượng chim con sình bụng trong quá trình nuôi, và nâng cao tỷ lệ sống của chim con là một nội dung cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu.

Cho đến nay nhiều phát biểu chính thức là loài chim yến này không bị H5N1. Tại một số nước người ta thường xuyên lấy chất thải của chim để kiểm tra H5N1 nhưng đến nay chưa phát hiện thấy có hiện tượng nhiễm bệnh này trên đối tượng chim Yến. Họ cho rằng chim yến thường xuyên bay và ăn côn trùng trên trong trung nên khả năng bị bệnh hiếm hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhắc nhỏ là chưa khẳng định hoàn toàn chắc chắn chim có bệnh hay không trong trường hợp nhà Yến nằm ngay troung tâm phát bệnh H5N1
Cách xử lý quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, khử trùng, giữ gìn vệ sinh khâu kỹ thuật. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất... để tăng cường sức đề kháng của chim con.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến